Có bằng lái xe là một vấn đề nhưng "thực tiễn lái xe" lại là một vấn đề lớn khác. Từ việc có giấy phép lái xe đến thực tiễn lái xe đó là cả một chặng đường dài đối với những người học lái. Số lượng những người có giấy phép lái xe được đào tạo tại các trung tâm dạy lái xe trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận đến bổ túc tay lái tại trung tâm chúng  tôi ngày càng tăng.

Thông qua quá trình bổ túc tay lái cho các học viên đã có giấy phép lái xe chúng tôi đúc rút được hai nhóm hạn chế cơ bản sau:

Thứ nhất: Nhóm những người đã có giấy phép lái xe nhưng không thể tự lái ra đường được vì:

  • Kỹ thuật lái xe yếu.
  • Khả năng phỏng đoán, phân tích và xử lý tình huống giao thông trên đường còn hạn chế.
  • Không nắm vững luật giao thông đường bộ.

Nhóm những đối tượng này không có khả năng điều khiển phương tiện ra đường vì độ rủi ro gây tai nạn giao thông là rất lớn.

Nguyên nhân cơ bản của vấn đề này là trong quá trình học một mặt học viên đã chủ quan trong vấn đề nhận thức và tầm nhìn của mình rằng chủ chú tâm vào học sa hình (10 bài cơ bản để thi cấp giấy phép lái xe) để thi cho qua rồi chuyện thực tiễn lái xe sau khi có bằng lái rồi sẽ tính tiếp ( tư duy theo lối mòn có bằng kiểu gì cũng lái được ). Do đó bỏ qua hoặc quan tâm không đúng mức về quá trình trau dồi kỹ năng lái xe thực tiễn .

Mặt khác sự yếu kém này còn thể hiện ở vai trò rất lớn của người thầy trong quá trình đào tạo cho học viên của mình. Người thầy có thể cũng đã hướng quá nhiều cho học viên trong việc học để thi lấy bằng còn sau này ra đường tự học viên sẽ rút được kinh nghiệm thực tiễn từ đó có thể lái xe tốt hoặc có thể trong quá trình học thực hành đường trường người thầy đã không đúc rút cho học viên những kinh nghiệm thực tiễn của chính mình về kỹ thuật lái xe, kỹ năng phán đoán, phân tích và xử lý tình huống giao thông trên đường cho học viên của mình.

Do đó dù học viên đã thi qua 10 bài thi sát hạch sa hình và 1 bài thực hành đường trường và có được giấy phép lái xe, nhưng sau đó vẫn không đủ khả năng và kinh nghiệm thực tiễn để có thể tự mình điều khiển phương tiện giao thông ra đường.

 

Thứ hai: nhóm những người đã có giấy phép lái xe nắm vững kỹ thuật lái xe, có khả năng phán đoán, phân tích tình huống giao thông, có kiến thức tốt về luật giao thông đường bộ tuy nhiên do "yếu tố tâm lý" nên không đủ tự tin tự mình điều khiển phương tiện giao thông ra đường.

Điều này biểu hiện ra bên ngoài, trong khi học lái xe đặc biệt khi ra đường gặp phải chướng ngại vật, phương tiện tham gia giao thông đi đối diện, đi vào đường đông người, thường run sợ. luống cuống, mất thăng bằng, mất tự tin dẫn đến thực hiện sai động tác về chân côn, chân ga, chân phanh…Mặc dù trong quá trình học thì học viên học và thực hiện rất tốt. Yếu tố tâm lý lái xe là cả một quá trình để học viên cần phải cố gắng cùng với sự giúp đỡ của người thầy để lấy lại tâm lý tự tin trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông ra đường.

Cả hai nhóm đối tượng trên đều cần phải có một quá trình bổ túc lại tay lái nhằm khắc phục những hạn chế để tự mình có thể điều khiển ô tô ra đường.

Đáp ứng nhu cầu đó chúng tôi đã xây dựng khung chương trình bổ túc tay lái cho các học viên có nhu cầu, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Đối với nhóm những người đã có giấy phép lái xe nhưng không thể tự lái ra đường vì: 

  • Kỹ thuật lái còn yếu
  • Khả năng phỏng đoán, phân tích và xử lý tình huống giao thông trên đường còn hạn chế.
  • Không nắm vững luật giao thông đường bộ.

Chúng tôi sẽ có một quy trình bổ túc tay lái cho học viên thông qua việc trang bị lại kỹ thuật lái xe cơ bản nhất cả sa hình và ngoài đường trường:

  • Bổ túc lại sa hình tức là trang bị lại cho học viên 10 bài mô phỏng tình huống giao thông thực tế trên sân để học viên nắm vững lại kỹ thuật lái xe cơ bản.
  • Sau khi nắm vững 10 bài tình huống mô phỏng đó học viên sẽ được ra bổ túc lại trên đường trường thông qua các chuyến đi dã ngoại để thực hiện hóa 10 tình huống giao thông mô phỏng trên sân.
  • Thông qua việc đi dã ngoại đó đồng thời học viên sẽ được học cách phán đoán, phân tích và xử lý tình huống giao thông thực tế và các tình huống giao thông mới phát sinh không nằm trong 11 tình huống mô phỏng trên sân.
  • Từ thực tế đi đường trường học viên cũng sẽ được trang bị lại các kiến thức cụ thể về luật giao thông đường bộ về biển báo thực tế, vạch kẻ đường…

Thứ hai: Nhóm những người đã có giấy phép lái xe, nắm vững ký thuật lái xe, có khả năng phán đoán, phân tích tình huống giao thông, có kiến thức tốt về luật giao thông đường bộ tuy nhiên do yếu tố tâm lý nên không đủ tự tin để tự mình điều khiển phương tiện giao thông ra đường.

Đối với những học viên này ngoài việc bổ túc tay lái thực tiễn cho học viên thì chúng tôi sẽ có những phương pháp đặc trưng để bổ túc lại yếu tố tâm lý cho học viên khi ra đường, khi gặp chướng ngại vật, khi có các phương tiện giao thông đông đúc đi đối diện… Chúng tôi sẽ lấy lại sự tự tin học viên thông qua các tình huống giao thông cụ thể trên đường, điều này sẽ giúp học viên có được bản lĩnh và sự tự tin một cách tối đa khi tự mình lái ô tô ra đường.

Học viên hoàn toàn có thể tự lựa chọn cho mình hình thức bổ túc phù hợp với khó khăn mà mình đang gặp phải.

Về thời gian bổ túc:

Số lượng bổ túc: số buổi bổ túc sẽ tùy theo nhu cầu của học viên.
Thời gian bổ túc: chỉ động sắp xếp thời gian bổ túc của mình, cần liên lạc trước với văn phòng tránh chồng chéo lịch với người khác.

Hotline : 0918768686 - 08668032586
Địa chỉ : 60 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội


0